Christian Dior sinh ngày 21/1/1905 tại Granville, Manche, Normandy, là con trai thứ trong một gia đình kỹ nghệ nổi tiếng sáng tạo với bột giặt “Saint-Marc”, cha là Maurice Dior, và mẹ là bà Madeleine Martin. Dior có một người anh trai là Raymond. Tuổi thơ nhung lụa của Dior trong gia cảnh khá giả và thời kỳ Vàng Son của châu Âu (Belle époque: 1890-1914) đã lôi kéo sự chú ý của ông hướng đến âm nhạc và hội họa hơn mọi thứ khác. Sau này, trong gia đình Dior đã có những bất đồng chính trị khi con gái của Raymond có tư tưởng theo Đức quốc xã, trong khi em gái ông lại là một thành viên của cuộc kháng chiến Pháp.
Theo nguyện vọng của gia đình, Dior đã học chính trị tại trường Ecole des Sciences Politiques từ năm 1920 đến năm 1925. Cha mẹ của Dior luôn muốn con trai mình trở thành một nhà ngoại giao nhưng Christian Dior lại chỉ muốn được làm những công việc liên quan đến nghệ thuật.
Christian Dior Việt Nam | Christian Dior Viet Nam
Sau khi rời khỏi trường học, vào năm 1928, Dior đã mở một phòng tranh nghệ thuật chuyên bán các tác phẩm của Pablo Picasso và Max Jacob bằng số vốn nhỏ nhận được từ người cha. Một thời gian sau, công việc làm ăn của cha Dior rơi vào thất bát, kinh tế gia đình vì thế bị suy sụp, Dior cũng phải đóng cửa phòng tranh.
Năm 1920, theo ý gia đình, Dior vào học Trường Khoa học Chính trị Ecole des Sciences Politiques. Nhưng chính trị khô khan không thỏa mãn được khát vọng nghệ thuật của chàng trai trẻ nên Dior đã bỏ học sau 5 năm.
Cuộc phiêu lưu nghệ thuật của Dior bắt đầu từ năm 1928 với một phòng tranh triển lãm các hoạ phẩm của Pablo Picasso, Henri Matisse, Jean Cocteau hay cả Salvador Dali… mở cùng một người bạn là Jacques Bonjean; song nhanh chóng phải kết thúc ngay khi xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1930.
Liên tiếp sau đó là những biến động to lớn khiến gia đình Dior suy sụp. Mẹ mất vào năm 1931, việc kinh doanh lụn bại làm cả biệt thự Granville cũng phải bán cho thành phố, phòng triển lãm thì bị đóng cửa vì căn bệnh lao hành hạ Dior.
Mấy năm đằng đẵng, Dior sống trong lòng hảo tâm của bạn bè và lay lắt duy trì ước mơ nghệ thuật bằng vài bản phác thảo vẽ cho các nhà mốt. Đến năm 1935, tờ Figaro Illustré thâu dụng ông làm hoạ sĩ minh hoạ.
Vào những năm 30, Dior phải kiếm sống bằng cách phác thảo bản thiết kế của những trang phục cao cấp và hiện đại. Năm 1938, Dior làm việc với Robert Piguet và sau đó ít lâu ông được nhận vào hãng thời trang Licien Lelong. Tại đây, ông cùng với Pierre Balmain đã làm việc như những NTK chính của nhãn hiệu thời trang này.
Có một giai thoại về Dior khi ông tham dự hội chợ ở quê nhà, người đàn bà xem chỉ tay cho ông đã nói rằng: “quý bà sẽ làm lợi cho ông, và chính nhờ quý bà mà ông sẽ thành công”. Lời tiên đoán đó tưởng chừng chỉ là thoáng qua, và quả thực đã bị quên lãng suốt nhiều năm tháng.
Trước sự khuyến khích của mọi người, ông tạo mốt cho quần áo sân khấu. Tài năng của ông nhanh chóng được Robert Piguet phát hiện và đỡ đầu vào năm 1938. Rủi thay, sự nghiệp của Dior lần nữa bị gián đoạn khi chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ. Ông tham chiến 1 năm thì giải ngũ theo bố và em gái về miền Nam nước Pháp, gác lại giấc mộng thời trang.
Nhưng, đam mê làm đẹp cho hình dáng đàn bà đã không ngừng thôi thúc và ông quay lại Paris vào năm 1941. Lần này, ông làm việc với Lucien Lelong, một trong những nhà may lớn nhất thời bấy giờ. Chính tại nơi đây, ông đã có được cơ hội của đời mình.
Năm 1945, cuộc gặp gỡ giữa Christian Dior và vua vải Marcel Boussac đã khai sinh ra kinh đô thời trang thế giới. Giai thoại kể lại rằng khi Marcel Boussac đưa ra những đề nghị hấp dẫn, Dior đi bói bài và lời tiên đoán ngày nào đã trở lại: “Nhận đi, nhận lời đi, ông sẽ thành lập nhà Christian Dior, dù điều kiện lúc đầu thế nào”.
Chuyện sau đó thì như chúng ta đã biết, ông vua vải đầu tư một số tiền khổng lồ là 60 triệu quan cho nhà may mang tên Christian Dior nằm tại số 30 đại lộ Montaigne gần Champs Elysée, khu thượng lưu trứ danh, mở đường cho ngành công nghiệp may mặc Pháp tiến lên đỉnh cao trong lịch sử thời trang và thắp sáng cho một tài năng vĩ đại hứa hẹn rồi đây sẽ khuynh đảo cả thế giới.
Tháng 2 năm 1947, ra mắt bộ sưu tập đầu tiên ở tuổi 42 nhưng những thiết kế mang tên New Look của ông đã vượt trên cả tuổi tác, hơn cả thời đại và đốt cháy cả thế giới thời trang đúng như kỳ vọng. Không quá chút nào khi nói rằng Dior đã tái sinh hình dáng đàn bà. Ông giải phóng phụ nữ khỏi lớp vải xù xì, khô cứng và bọc lấy thân thể họ bởi đường cắt may tinh xảo, bồng bềnh trên những thớ vải mềm mại vuốt ve từng đường cong quyến rũ.
Như để thỏa mãn khát khao sáng tạo suốt bao năm tháng bị kiềm nén và ngăn trở, Christian Dior liên tục tung ra những thiết kế táo bạo, thậm chí không ngần ngại phủ định kiểu dáng trước. Ông hết thắt eo cho những chiếc váy lại mở toang mọi đường may để phụ nữ thoải mái tối đa. Không dừng lại ở đó, ông còn rắc lên phụ nữ những mùi hương tuyệt vời nhất như một nét điểm xuyết hoàn hảo cuối cùng cho bộ trang phục đẹp lộng lẫy.
Ông thường hay nói công việc của ông chỉ là “Phù du, rồi sẽ qua” nhưng dường như, mọi thứ đều chứng minh điều ngược lại. Cuộc đời Christian Dior đến nay vẫn là một kim tự tháp thời trang không ai có thể quên lãng, và thương hiệu Christian Dior mà ông để lại đã vượt qua mọi biên giới quốc gia, trở thành thương hiệu thời trang đắt giá trên toàn cầu.
Xem thêm : Christian Dior Việt Nam tại http://christian-dior-vietnam.blogspot.com/
Christian Dior Việt Nam | Christian Dior Viet Nam
Mấy năm đằng đẵng, Dior sống trong lòng hảo tâm của bạn bè và lay lắt duy trì ước mơ nghệ thuật bằng vài bản phác thảo vẽ cho các nhà mốt. Đến năm 1935, tờ Figaro Illustré thâu dụng ông làm hoạ sĩ minh hoạ.
Vào những năm 30, Dior phải kiếm sống bằng cách phác thảo bản thiết kế của những trang phục cao cấp và hiện đại. Năm 1938, Dior làm việc với Robert Piguet và sau đó ít lâu ông được nhận vào hãng thời trang Licien Lelong. Tại đây, ông cùng với Pierre Balmain đã làm việc như những NTK chính của nhãn hiệu thời trang này.
Có một giai thoại về Dior khi ông tham dự hội chợ ở quê nhà, người đàn bà xem chỉ tay cho ông đã nói rằng: “quý bà sẽ làm lợi cho ông, và chính nhờ quý bà mà ông sẽ thành công”. Lời tiên đoán đó tưởng chừng chỉ là thoáng qua, và quả thực đã bị quên lãng suốt nhiều năm tháng.
Trước sự khuyến khích của mọi người, ông tạo mốt cho quần áo sân khấu. Tài năng của ông nhanh chóng được Robert Piguet phát hiện và đỡ đầu vào năm 1938. Rủi thay, sự nghiệp của Dior lần nữa bị gián đoạn khi chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ. Ông tham chiến 1 năm thì giải ngũ theo bố và em gái về miền Nam nước Pháp, gác lại giấc mộng thời trang.
Nhưng, đam mê làm đẹp cho hình dáng đàn bà đã không ngừng thôi thúc và ông quay lại Paris vào năm 1941. Lần này, ông làm việc với Lucien Lelong, một trong những nhà may lớn nhất thời bấy giờ. Chính tại nơi đây, ông đã có được cơ hội của đời mình.
Năm 1945, cuộc gặp gỡ giữa Christian Dior và vua vải Marcel Boussac đã khai sinh ra kinh đô thời trang thế giới. Giai thoại kể lại rằng khi Marcel Boussac đưa ra những đề nghị hấp dẫn, Dior đi bói bài và lời tiên đoán ngày nào đã trở lại: “Nhận đi, nhận lời đi, ông sẽ thành lập nhà Christian Dior, dù điều kiện lúc đầu thế nào”.
Christian Dior Việt Nam | Christian Dior VietNam
Chuyện sau đó thì như chúng ta đã biết, ông vua vải đầu tư một số tiền khổng lồ là 60 triệu quan cho nhà may mang tên Christian Dior nằm tại số 30 đại lộ Montaigne gần Champs Elysée, khu thượng lưu trứ danh, mở đường cho ngành công nghiệp may mặc Pháp tiến lên đỉnh cao trong lịch sử thời trang và thắp sáng cho một tài năng vĩ đại hứa hẹn rồi đây sẽ khuynh đảo cả thế giới.
Tháng 2 năm 1947, ra mắt bộ sưu tập đầu tiên ở tuổi 42 nhưng những thiết kế mang tên New Look của ông đã vượt trên cả tuổi tác, hơn cả thời đại và đốt cháy cả thế giới thời trang đúng như kỳ vọng. Không quá chút nào khi nói rằng Dior đã tái sinh hình dáng đàn bà. Ông giải phóng phụ nữ khỏi lớp vải xù xì, khô cứng và bọc lấy thân thể họ bởi đường cắt may tinh xảo, bồng bềnh trên những thớ vải mềm mại vuốt ve từng đường cong quyến rũ.
Như để thỏa mãn khát khao sáng tạo suốt bao năm tháng bị kiềm nén và ngăn trở, Christian Dior liên tục tung ra những thiết kế táo bạo, thậm chí không ngần ngại phủ định kiểu dáng trước. Ông hết thắt eo cho những chiếc váy lại mở toang mọi đường may để phụ nữ thoải mái tối đa. Không dừng lại ở đó, ông còn rắc lên phụ nữ những mùi hương tuyệt vời nhất như một nét điểm xuyết hoàn hảo cuối cùng cho bộ trang phục đẹp lộng lẫy.
Ông thường hay nói công việc của ông chỉ là “Phù du, rồi sẽ qua” nhưng dường như, mọi thứ đều chứng minh điều ngược lại. Cuộc đời Christian Dior đến nay vẫn là một kim tự tháp thời trang không ai có thể quên lãng, và thương hiệu Christian Dior mà ông để lại đã vượt qua mọi biên giới quốc gia, trở thành thương hiệu thời trang đắt giá trên toàn cầu.
Xem thêm : Christian Dior Việt Nam tại http://christian-dior-vietnam.blogspot.com/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét